CÁCH DỌN VÀ KHỬ TRÙNG NHÀ CỬA SAU MƯA NGẬP
Nếu nước lũ bẩn đã ngập vào bể ngầm hãy tháo toàn bộ nước ra và khử trùng bể ngầm bằng cloramin B. Nếu không có nguồn nước thay thế, bắt buộc phải khử khuẩn nguồn nước có sẵn để sinh hoạt có thể sử dụng một miếng phèn chua khoảng nửa đốt ngón tay, hòa tan phèn vào một gáo nước rồi đổ gáo nước vừa hòa tan phèn vào xô đựng nước khoảng 20-25 lít và khuấy đều. Sau khoảng 30 phút khi cặn đã lắng xuống đáy gạn lấy nước trong để khử khuẩn.
Khử khuẩn nước bằng viên cloramin B: Viên cloramin B 0,25g cho vào một gáo nước, đổ gáo nước đó vào xô nước (25 lít) đã được làm trong và khuấy đều. Khoảng 30 phút sau mới sử dụng nước. Với cloramin B dạng bột cứ 1/3 thìa canh bột cloramin B dùng để khử khuẩn lượng nước là 300 lít. Nước đã khử khuẩn cũng phải đun sôi mới được uống. Bạn cũng có thể gọi thợ thau rửa chuyên nghiệp để được xử lý đúng cách.
1. Ứng dụng: khử trùng dụng cụ
S&M Cloramin B dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế có hiệu lực diệt các loại vi khuẩn, vi khuẩn có nha bào, trực khuẩn lao và hạn chế được sự phát triển của nấm.
2. Công dụng:
– Tẩy rửa , sát trùng bề mặt trong các cơ sở y tế, trạm xá( sàn nhà , vật dụng, đồ chơi, quần áo…)
– Khử trùng nước sinh hoạt, diệt coliform và E.coli.
– Hạn chế sự phát triển của nấm và trực khuẩn lao.
3. Hướng dẫn sử dụng:
Hòa tan S&M Cloramin B trong nước ở nhiệt độ 30-35 °C theo hàm lượng quy định. Để có được dung dịch 1 % ta cần hòa tan 100g Chloramin B vào 10 lít nước. Đối với bề mặt hay những vật dụng bị nhiễm bẩn nặng, phải làm vệ sinh cơ học trước khi dùng chất tẩy trùng. Với bề mặt và dụng cụ sau khi được tẩy trùng bằng Chloramin B có tiếp xúc với thực phẩm cần được rửa sạch bằng nước uống.
4. Bảo quản:
Hóa chất S&M Cloramin B phải được bảo quản ở nơi khô ráo có khoảng cách thích hợp với nguồn nhiệt. Nhiệt độ bảo quản từ -20°C đến +30°C. Không để tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
5. Ghi chú: khử trùng dụng cụ
Chế phẩm gây kích ứng ( kích ứng mắt, hệ tiêu hóa và da) và nó có hại khi nuốt phải. Chế phẩm thải ra khi Chlor độc nếu tiếp xúc axit. Có hại cho môi trường nước ( hậu quả của chlor hoạt tính, tăng độ kiềm).
6. Biện pháp sơ cấp cứu:
+ Nếu hít phải: loại bỏ nguồn phơi nhiễm, cung cấp không khí trong lành, không được vận động (kể cả đi bộ) hoặc đi khám.
+ Dính vào da : cởi bỏ quần áo bẩn , rửa sạch vùng da dính hóa chất với nhiều nước, đi khám( theo mức độ nghiêm trọng).
+ Dây vào mắt: Rửa tay lập tức dưới vòi nước chảy tối thiểu 10 phút, giữ mắt mở to để nước chảy vào trong mí. Đi khám bác sỹ.
+ Nuốt phải: Rửa miệng với thật nhiều nước, uống 0.5 lít nước sạch , không cố nôn ra, gọi cấp cứu.